Tết Thanh Minh là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Thanh Minh

Tết Thanh Minh là gì? Được coi là một cách để kết nối các thế hệ và bảo tồn truyền thống gia đình. Dịp này mang ý nghĩa tôn trọng và tri ân đối với người đã đi trước, cũng như mang đến niềm hy vọng và sự tươi vui cho cả gia đình. Vậy tết thanh minh là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Thanh Minh trong phong tục người Việt là gì? Hãy cùng Thoitietngaymai tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Tết Thanh Minh là gì?

Tết Thanh Minh là ngày Tết thể hiện “đạo lý uống nước nhớ nguồn” và lòng kính trọng của người Việt đối với tổ tiên. Những phong tục truyền thống thiêng liêng đã ăn sâu vào tâm hồn mỗi người Việt Nam, vào ngày này những người con xa quê đều săp xếp về tảo mộ cho tổ tiên mình.

Tết Thanh Minh là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Thanh Minh

Tết Thanh Minh là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Thanh Minh

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Thanh Minh

Nguồn gốc của Tết Thanh Minh

Theo Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ cho biết, Tiết thanh minh là 1 trong 24 tiết khí. Tiết khí này được lập lịch theo quan niệm của các quốc gia phương Đông.

Theo nghĩa đen, thanh là khí trong, minh là sáng sửa. Tiết thanh minh là gì? Nghĩa là khi trời mát mẻ quang đãng. Tiết thanh minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí, bắt đầu sau ngày Lập Xuân 45 ngày, sau ngày Đông chí 105 ngày.

Tiết thanh minh kéo dài khoảng 15 – 16 ngày, ngày đầu tiên được gọi là Tết thanh minh. Ngoài Tết thanh minh, vào những ngày đầu năm tháng 3 còn có Hội Đạp Thanh hay gọi với tên là hội giẫm cỏ. Đây là lễ hội cũng có nguồn gốc từ Trung Quốc trong dịp này, nam nữ sắm sửa cho mình quần áo đẹp để cùng đi chơi xuân. Ngày nay ở Việt Nam không còn lưu truyền lễ hội này nữa nhưng vẫn chúng ta vẫn có thể biết được lễ hội này qua đoạn thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:

“Thanh minh trong tiết tháng ba,

Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh,

Gần xa nô nức yến anh,

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân,

Dập dìu tài tử giai nhân,

Ngựa xe như nước áo quần như nêm”

Ý nghĩa của Tết Thanh Minh

Đối với người dân Việt Nam, Tết Thanh Minh là gì dịp để con cháu hướng về cội nguồn tổ tiên. Dù đi xa làm ăn thì vào ngày này gia đình cùng tụ họp đi tảo mộ sau đó về nhà quây quần bên mâm cơm gia đình. Những ngôi mộ sạch sẽ tươm tất như thay con cháu bày tỏ lòng thành kính của mình đối với tổ tiên.

Trong dịp Tết Thanh Minh các khu nghĩa trang thường trở nên đông đúc tấp nập thể hiện văn hóa đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” nét văn hóa đẹp của người dân Việt Nam. Dạy con cháu nên biết yêu thương hiếu thảo trân trọng ba mẹ ông bà khi còn sống chứ không phải chờ đến khi họ mất mới tỏ lòng thành kính của mình.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng, Trưởng khoa Văn hóa Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, người dân đi tảo mộ gia tiên và làm lễ cúng gia tiên sau tảo mộ nhằm tri ân, tưởng nhớ người thân đã mất, bên cạnh đó còn tỏ lòng thành kính, tôn trọng và biết ơn tổ tiên.

Ngoài ra, người ta còn dọn dẹp những ngôi mộ bỏ hoang chưa được chăm sóc, điều này phản ánh đạo đức nhân văn, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau.

Phong tục người Việt trong ngày Tết Thanh Minh

Tết thanh minh đi tảo mộ

Trong dịp Tết Thanh minh, các thành viên gia đình thu xếp thời gian ra nghĩa trang, mang theo dụng cụ để chăm sóc mộ phần. Đối với những ngôi mộ còn chưa xây, mọi người dùng xẻng, cuốc để đắp lại cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang dại mọc trùm lên mộ, tránh để trâu bò đến quấy hoặc ngăn rắn, chuột đào hang làm tổ, mà theo quấy rối sự yên nghỉ của người đã khuất. Những ngôi mộ đã xây thì được quét tước, dọn dẹp. Sau đó, những người tảo mộ sẽ dâng hương hoa lễ vật, thắp hương làm lễ, sau đó đốt vàng mã.

Không khí các nghĩa trang trong dịp Thanh minh thường nhộn nhịp vì có cả cả trẻ con cũng được cho đi theo để nhận biết phần mộ tổ tiên, học hỏi về lòng kính ngưỡng gia tiên và cách thực hành các nghi lễ truyền thống. Những người sống xa quê cũng thường thu xếp về tảo mộ, không nhất thiết phải về đúng ngày Tết Thanh minh mà có thể chọn bất kỳ ngày nào thuận tiện, rảnh rỗi trong dịp này.

Tính nhân văn của người Việt cũng thể hiện trong dịp Thanh minh qua việc giúp sửa sang, quét tước cho những nấm mồ vô chủ, hoặc những mộ phần ít người thăm viếng. Khi thắp hương cho mộ phần gia tộc mình, mọi người thường thắp cho từng ngôi mộ xung quanh một nén hương.

Những người xa quê hương có thể về tảo mộ, sửa sang nơi yên nghỉ của tổ tiên vào bất kỳ thời điểm nào, miễn là còn trong tiết Thanh Minh.

Tết thanh minh đi tảo mộ

Tết thanh minh đi tảo mộ

Chuẩn bị mâm cơm ngày Tết Thanh minh

Vào ngày này, ngoài việc tảo mộ  thì tục cúng hay chuẩn bị mâm cỗ cũng là một phần quan trọng được nhiều người coi trọng. 

Mâm cúng Thanh minh tại nhà

Thông thường mâm cúng Thanh minh không yêu cầu lễ vật quá cầu kỳ. Đối với mâm cúng mặn, bạn cũng có thể chuẩn bị một số món ăn như xôi, gà luộc, canh măng, các món xào… Một số lễ vật khác giúp cho mâm cúng Thanh minh trở nên trọn vẹn, đầy đủ hơn gồm trái cây, hoa tươi, trầu cau, vàng mã,…

Đặc biệt các gia đình Phật tử thì chuẩn bị mâm cúng chay. Nếu gia đình bạn không nấu cỗ cúng Tết Thanh minh, bạn có thể thắp hương với trái cây tươi, trà, một ít bánh, kẹo để bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên. 

Mâm cúng Thanh minh ở ngoài mộ

Mâm cúng Thanh minh ở ngoài mộ cũng được chia thành lễ chay và lễ mặn. Bạn nên cần chuẩn bị các lễ vật cần thiết như hương, đèn, chè, rượu, nước trong, trầu cau và tiền vàng.

Với mâm cỗ chay, bạn chuẩn bị một số món như xôi chè, oản chuối, bánh trái, chai nước, gạo, muối, bỏng, bơ, mật ong.

Mâm cỗ mặn thì có thể có thêm rượu, thịt heo, chân giò, gà luộc hoặc khoanh giò. Nếu ngoài mộ có nhiều bát hương thì bát nào cũng phải thắp hương. Riêng lễ vật đặt trên bàn có thể chung.

Những lưu ý quan trọng trong Tết Thanh Minh

Khi đi tảo mộ vào ngày Tết Thanh Minh, bạn sẽ phải chú ý những điều sau để tránh gặp xui xẻo như:

  • Khi đi qua mộ phần người khác không nên giẫm đạp cũng như đá đồ cúng của người khác điều này sẽ mang đến vận xui cho bạn, nhất là trẻ nhỏ, thanh niên cần đặc biệt cẩn thân.
  • Đối với phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thai hay người bị phong hàn thấp khớp thì không nên đi tảo mộ vì khí lạnh, năng lượng xấu ở đây.
  • Bởi vì tảo mộ là khoảng thời gian gia đình đoàn tụ lại với nhau nên thường chụp ảnh kỷ niệm. Tuy nhiên, điều này không được khuyến khích ở khu vực nghĩa trang nên việc chụp ảnh ở đây nên hạn chế.
  • Trước khi sửa sang dọn dẹp mộ phần, nên thắp hương khấn gia tiên để xin phép. Khi dọn dẹp mộ phần nên dọn sạch sẽ trước sau cũng như kiểm tra tình trạng mộ để tránh chuột rắn rết bò vào bên trong.
  • Không nên bàn tán chỉ trỏ vào mộ người khác để tránh mang lại điều xui xẻo đến cho mình cũng như đây là việc bày tỏ sự tôn trọng với người đã mất.

Những lưu ý quan trọng trong Tết Thanh Minh

Những lưu ý quan trọng trong Tết Thanh Minh

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về Tết Thanh Minh là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Thanh Minh trong phong tục người Việt . Hy vọng những thông tin cung cấp trong bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Tết Thanh Minh. Đừng quên theo dõi thoitietngaymai.edu.vn để cập nhật những thông tin mới hữu ích nhất bạn nhé.